Junior Tester VS. Senior Tester

Bài viết là những suy nghĩ, ý kiến (chủ quan) của tác giả. Mục tiêu của bài viết là chia sẻ những suy nghĩ cũng như những trải nghiệm thực tế giữa Junior Tester VS. Senior Tester.

Góc nhìn của Junior Tester.

  • Nhớ lại những ngày đầu tiên đi làm – cụ thể hơn là đi thực tập – hầu như ngoài 8 tiếng ở công ty, tôi chỉ có ngủ, ngủ và ngủ vì…mệt. Thời còn ở trường đại học, mỗi hôm phải đi học 2 buổi/ngày là tôi đã la làng lên rồi. Mà các bạn cũng biết rồi đấy, 2 buổi học cộng lại chưa được 6 tiếng. Hơn thế nữa, nói là đi học, ngồi trong lớp nhưng đâu phải lúc nào cũng tập trung nghe thầy cô giảng bài tiếp thu kiến thức đâu…
  • Quay lại với công việc hiện tại, nhất là 2 tháng thử việc, mọi cử chỉ, hành động, công việc của tôi đều bị người khác quản lý và để ý. Những việc mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến chứ đừng nói là làm, ấy vậy mà các anh, các chị yêu cầu là phải hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn (đối với tôi), mà còn phải hoàn thành tốt nữa mới chịu
  • Nhiều khi muốn thắc mắc, hỏi thì lại sợ sẽ bị đánh giá là yếu. Làm đại theo như những gì mình hiểu thì lại sợ không đúng yêu cầu

Góc nhìn của Senior Tester.

  • Ngoài việc phải hoàn thành công việc hằng ngày. Đôi lúc ta còn phải đào đạo (training) cho các em mới. Gặp phải những em dễ thương chịu khó học, học lẹ thì không nói làm gì, nhiều lúc gặp phải những em phải nói là lấy hết kiên nhẫn, tâm sức, tâm huyết ra để rèn mài cho em ấy từng chút một. Có vài lần nản quá đành trả lại cho sếp muốn xử sao thì xử vì em đã cố gắng hết sức
  • Có thể liệt kể ra những khó khăn chung gặp phải khi training cho người mới đó là.
    • Yếu kiến thức nền tảng về CNTT. Khi cần thông tin về máy móc (CPU, RAM, HDD, OS…), những tưởng đây là yêu cầu đơn giản, ấy vậy mà các em ấy cần đến 2 tiếng mới cung cấp được thông tin, ngạc nhiên hơn nữa là những thông tin các em cung cấp không chính xác (ví dụ HDD 72,5GB, hay như em không biết coi RAM ở chỗ nào – có thể là các em chưa bao giờ sử dụng trên Win7 hoặc Win8).
    • Chậm hoặc/và tư duy logic không được tốt. Đại loại như là những gì chỉ rồi thì biết, còn lại thì e không biết gì hết…Thực ra những kiến thức cơ bản chỉ cần google thì chắc chắn sẽ tìm thấy thông tin chỉ dẫn chi tiết
    • Thái độ làm việc. Các em có thể yếu, chậm nhưng nếu không có sự cố gắng thì sẽ rất dễ nản. Có thể dễ dàng chấp nhận 1 em không giỏi nhưng có thái độ tốt hơn là 1 em giỏi nhưng thái độ làm việc không tốt (không nghiêm túc/trách nhiệm, tận tâm trong công việc)

Từ những khác biệt trong suy nghĩ/cách nhìn nhận vấn đề của Jr. & Sr. Testers, tác giả xin gợi ý vài điểm sau

Cho Junior

  • Cố gắng là điều đầu tiên các bạn cần phải làm. Cố gắng và cố gắng hơn nữa sẽ giúp các bạn mở rộng giới hạn khả năng của mình. Từ sự không ngừng cố gắng của bạn, những Senior sẽ cảm thấy sự giúp đỡ của họ là xứng đáng
  • Nuôi dưỡng và xây dựng thái độ làm việc tích cực hơn, phải luôn luôn suy nghĩ “tôi làm được” (đôi khi cần sự giúp đỡ từ người khác)
  • Đừng ngại hỏi nếu như không hiểu hoặc không rõ yêu cầu. Hãy tập trung vào kết quả, bạn sẽ thấy kết quả cuối cùng là sản phẩm của quá quá trình. Hãy cải thiện quá trình bằng cách làm việc có phương pháp.

Cho Senior

  • Hãy mỉm cười và nhiệt tình với các em, đó là điều các em đang cần ở bạn
  • Hãy chấp nhận cho các em sai sót ít nhất 1 lần. 🙂

Mọi đóng góp bổ xung rất được hoan nghênh và đánh giá cao!!!