Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam

Mỗi quốc gia sẽ có một nền văn hóa, thói quen, văn hóa giao tiếp khác nhau. Có thể nói người Việt Nam mang bản sắc Châu Á, nhưng lại có nhiều nét khác biệt trong giao tiếp so với các quốc gia trong khu vực. Vậy đâu là sự khác việt về văn hóa giao tiếp của người Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực, chúng ta hãy thử cùng tìm hiểu nhé.

Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam đó là vừa thích giao tiếp, vừa rụt rè.

Người Việt Nam quan tâm đến việc giữ gìn các mối quan hệ với mọi thành viên trong tập thể, cộng đồng. Nguyên nhân này khiến cho văn hóa giao tiếp của người Việt Nam rất coi trọng đến việc giao tiếp, và được thể hiện ở 2 điểm chính sau:

Chủ nhà thích có khách viếng thăm. Việc khách đến nhà thăm là hành động biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình, của xóm làng, nhằm giúp thắt chặt thêm mối quan hệ.

Chủ nhà có tính hiếu khách: “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không bằng đói bữa”. Khi có khách đến nhà, cho dù là người thân quen hay xa lạ, thì chủ nhà luôn tiếp đãi khách một bữa thịnh soạn cho dù gia cảnh lúc đó có khó khăn, tính hiếu khách càng được thể hiện rõ ràng hơn khi bạn về những vùng nơi hẻo lánh, hay miền rừng núi xa xôi.

Tuy nhiên trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam, thì người Việt nam lại có một đặc tính đó là sự rụt rè. Sự tồn tại của hai tính cách trái ngược này xuất phát từ đặc tính cơ bản tính cộng động và tính tự trị. Trong một môi trường có tính cộng động thì người Việt Nam giao tiếp rất cởi mở, nhưng vào môi trường mà tính ngự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam luôn tỏ ra rụt rè. Có thể nói chúng chính là hai mặt cùng một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử của người Việt Nam.

văn hoá giao tiếp

Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam luôn lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.

Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình. Người Việt Nam sống có lý, có tình nhưng thiên về tình cảm hơn mọi thứ trên đời. Ai đã giúp mình một lần thì phải nhớ ơn, ai đã chỉ bảo ban thì cũng phải tôn làm thầy “một chữ là thầy, nữa chữ là thầy”

Người việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đó là một đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam.

Có thể do bị ảnh hưởng bởi tính cộng đồng, nên người Việt Nam luôn thấy mình cần có trách nhiệm quan tâm đến người khác, và để thể hiện sự quan tâm đó thì họ cần biết rõ hoàn cảnh. Đó là lí do vì sao mà bạn phải thường xuyên trả lời những câu hỏi có liên quan đến quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, công việc, gia đình, bố mẹ…..Ngoài ra, do lối sống tình cảm, nên trong giao tiếp người Việt Nam luôn có cách xưng hô riêng cho cá thể khác nhau cho phù hợp.

Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam có một đặc điểm là trọng danh dự.

Có thể nói chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện, thói quen sĩ diện được thể hiện rất rõ ở các làng, do danh dự sĩ diện mà các cụ già ở quê có thể to tiếng với nhau chỉ vì một miếng ăn” một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” .

Trong giao văn hóa giao tiếp của người Việt Nam thì họ luôn ưa sự tế nhị, ý tứ, cũng như thích sự hòa thuận.

“Miếng trầu là đầu câu chuyện” cũng chính vì sự tế nhị nên trong giao tiếp người Việt Nam luôn chọn cách vòng vo khi trình bày hay giải thích một vấn đề chính nào đó, nhằm làm hạn chế mâu thuẫn. Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình, lối sống tư duy trong các mối quan hệ. Chính sự tế nhị trong giao tiếp đã tạo nên sự đắn đo cân nhắc khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu quyết đoán, nhưng đồng thời giữ được sự hòa thuận không mất lòng. Và nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt Nam, bạn có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả lúc ít chờ đợi nhất.

Ngôn từ được sử dụng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam rất phong phú.

Có thể kể đến đầu tiên là hệ thống xưng hô. Người Việt Nam dựa vào mối quan hệ họ hàng để xưng hô. Xưng hô dựa trên

Tinh chất thân mật hóa (quan trọng tình cảm) xem mọi người trong cộng đồng như bà con, họ hàng. Ví dụ như: một cụ già ngoài đường thì xưng hô “bà-cháu”

Tính chất cộng đồng hóa cao có nghĩa là không có những từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị, thời gian không gian cụ thể, hoặc gọi theo thứ tự ..Ví dụ như: “ông- con”, “anh-tôi”,”anh tư” chẳng hạn.

 Nguồn: Hanhtrinhdelta