10 bước để bắt đầu áp dụng kiểm thử tự động vào dự án (phần 2)
Theo Mohammad Saad
Bước 5 – Đào tạo nhóm
Sau khi lựa chọn công cụ và chuẩn bị nhân sự, bước kế tiếp (một cách hợp lý) là đào tạo nhân sự.
Nếu kỹ sư kiểm thử thủ công chuyển sang kiểm thử tự động, họ cần được đào tạo về kỹ thuật và khái niệm tự động hóa. Nếu kiến trúc sư kiểm thử tự động được thuê từ bên ngoài, anh ta cần lấy kiến thức về sản phẩm, chu trình kiểm thử thủ công và mong muốn của ban quản lý.
Cho nhân sự một khoảng thời gian để họ trải nghiệm nhiều thứ khác nhau cho đến khi họ quen với một chiến lược kiểm thử tự động. Đào tạo họ dùng công cụ mà công ty đã dùng như phần mềm quản lý lỗi hay phần mềm quản lý yêu cầu.
Đào tạo tốt và truyền thông hiệu quả giữa kỹ sư kiểm thử thủ công, kỹ sư phát triển và nhóm kiểm thử tự động là cực kỳ cần thiết.
Bước 6 – Tạo ra một mô hình kiểm thử tự động
Công việc lớn nhất cho kiến trúc sư kiểm thử tự động là tạo lập một mô hình kiểm thử tự động mà có thể hỗ trợ kiểm thử tự động trong thời gian dài.
Mô hình kiểm thử tự động, về cơ bản, là một tập hợp các qui định và kế hoạch cẩn thận để viết mã mà kết quả là việc bảo trì ít tốn kém nhất. Nếu có bất kỳ thay đổi nào của ứng dụng, mã chỉ cần chỉnh sửa một ít hay không cần chỉnh sửa. Đó chính là vẻ đẹp của mô hình kiểm thử tự động.
Có 5 loại mô hình kiểm thử tự động, được gọi là Tuyết tính, hướng mô đun, hướng dữ liệu, hướng từ khóa và hỗn hợp. Tất cả các mô hình này sẽ được thảo luận chi tiết với các ví dụ trong một bài viết riêng.
Bước 7 – Phát triển một kế hoạch thực thi
Kế hoạch thực thi bao gồm lựa chọn môi trường để thực thi mã kiểm thử. Môi trường bao gồm hệ điều hành, trình duyệt và các cấu hình phần cứng khác.
Ví dụ: nếu kịch bản kiểm thử mô tả nó cần kiểm tra trang web trên ba trình duyệt: Chrome, Firefox và IE, vậy nên nhóm kiểm thử tự động sẽ viết mã mà có khả năng thực thi trên cả ba trình duyệt.
Điều này nên nói rõ trước khi viết mã kiểm thử tự động bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến mã khi nhóm kiểm thử tự động hiểu rõ vấn đề. Kế hoạch thực thi cũng nên đưa cho những người thực thi mã. Thông thường, nhóm kiểm thử tự động sẽ thực thi, nhưng cũng có sự khác biệt giữa từng dự án/công ty. Vài quản lý yêu cầu kỹ sư phát triển thực thi mã tự động trên từng phiên bản, và vài công ty thuê nhân sự chuyên nghiệp chỉ để thực thi kiểm thử. Cũng có những công ty thực thi mã ở chế độ không cần giám sát, không cần thêm nhân sự.
Bước 8 – Viết mã
Sau khi mô hình đã được thiết kế, kế hoạch đã được đề ra và phổ biến và nhân sự đã được đào tạo trên công cụ, giờ chính là lúc để bắt đầu viết mã.
Mã nên được viết với một cấu trúc và theo các qui ước. Mã nguồn nên được bảo trì với một hệ thống quản lý mã để tránh bị thất lạc mã nguồn. Quản lý phiên bản và lịch sử cũng nên được duy trì. Kiểm thử tự động cũng khá giống với phát triển ứng dụng. Những kinh nghiệm/bài học tốt nhất nên được quan tâm đến khi viết mã.
Bước 9 – Báo cáo
Chức năng báo cáo thường được cung cấp bởi công cụ. Nhưng chúng ta cũng có thể tạo ra những cơ chế báo cáo khác như tự động gửi thư đến ban quản lý.
Chúng ta có thể tạo ra báo cáo khi lần thực thi kiểm thử kết thúc với định dạng biểu đồ và bảng tính nếu ban quản lý cần. Ban quản lý nên được thông báo thường xuyên về độ bao phủ kịch bản kiểm thử, số lượng kịch bản kiểm thử thủ công đã được chuyển thành mã kiểm thử tự động và số lượng còn lại.
Bước 10 – Bảo trì mã
Nếu các kinh nghiệm/bài học lập trình được áp dụng và mô hình là tốt, bảo trì mã không phải là vấn đề gì lớn.
Việc bảo trì thường xuất hiện khi có một thay đổi trong ứng dụng. Mã nên chỉnh sửa ngay lặp tức để ứng phó với thay đổi, và đảm bảo việc thực thi hoàn hảo.
Ví dụ: nếu chúng ta viết vài ký tự lên một ô nhập liệu thông qua mã, và bây giờ ô nhập liệu đã bị chỉnh sửa thành một danh sách lựa chọn, chúng ta cần sửa mã ngay lập tức.
Vài loại thanh đổi khác như mã của chúng ta thực thi với phiên bản tiếng Anh của ứng dụng, và bây giờ có yêu cầu ứng dụng hỗ trợ tiếng Hoa. Mô hình kiểm thử tự động nên cho phép chúng ta chỉnh sửa mã với ít công sức nhất để có thể hỗ trợ thực thi trên phiên bản tiếng Hoa! (Đây cũng là lý do mà chi phí cho kiến trúc sư kiểm thử tự động là cao).
Nếu mô hình kiểm thử tự động không đủ tốt và các kinh nghiệm/bài học trước khi được áp dụng thì việc bảo trì có thể là một ác mộng. Hầu hết các dự án kiểm thử tự động thất bại là do tính bảo trì thấp của mã.
Kết luận
Bài này mô tả cách mà chúng ta nên làm để kiểm thử tự động trong dự án/công ty từ lúc bắt đầu, từng bước một. Nếu đi theo những bước này, hy vọng dự án tự động sẽ thành công.
Có những bước (như lựa chọn công cụ hay mô hình kiểm thử tự động) xứng đáng có một bài riêng về nó (và sẽ có :-)).