10 lời khuyên tuyệt vời để trở thành một kỹ sư kiểm thử tự động tốt hơn

Kiểm thử tự động là giấc mơ của mọi kỹ sư kiểm thử. Chúng ta đều muốn tự động hóa (để có thời gian đọc báo, facebook, lướt web, chơi game…tại sao chúng ta phải ngồi làm trong khi có thể “ra lệnh” cho máy làm). Nhưng chỉ có một vài người trong chúng ta thành công – có nghĩa là dù gì đi nữa, kỹ sư kiểm thử vẫn phải ngồi test. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản sẽ giúp bạn trở thành kỹ sư kiểm thử tự động như bạn mong muốn – làm ít, chơi nhiều, năng suất làm việc vẫn cao.

Automation-tester

1. Nắm vững kiến thức cơ bản về kiểm thử phần mềm

Tại sao vậy? Cơ bản là vì kiểm thử tự động là 1 nhánh của kiểm thử phần mềm – một hình thức kiểm thử và tiếp cận sử dụng nhiều kỹ thuật hơn. Để biết bạn đang kiểm thử cái gì và tại sao công việc kiểm thử của bạn là quan trọng, kiểm thử thủ công và kiểm thử tự động khác nhau như thế nào cũng như vai trò của mỗi nhánh.

2. Bắt đầu sớm hơn

Đừng bao giờ chờ đợi đến khi có 1 dự án kiểm thử tự động rồi mới bắt đầu. Có rất nhiều các công cụ kiểm thử tự động miễn phí. Cài đặt 1 trong số chúng vô máy tính cá nhân của bạn và hãy thử làm quen với nó, sử dụng nó. Bạn có thể sử dụng những ứng dụng phổ biến như Gmail, Yahoo, Calculator để làm AUT (application under test). Hãy bắt đầu với những thứ cơ bản nhất.

3. Làm quen với các khái niệm cơ bản mã hóa (coding, scripting)

Bạn có thể sử dụng bất cứ ngôn ngữ lập trình nào để làm quen với các khái niệm. Hầu hết các ngôn ngữ lập trình là như nhau, tương tự nhau. Lấy VBScripting làm ví dụ, bạn cần làm quen với các kiểu dữ liệu, cách mà các biến và hằng số được xử lý, toán tử, cấu trúc rẽ nhánh (if…else…), điều kiện lặp, mảng, hàm…Một khi bạn hiểu những khái niệm này, bạn có thể dễ dàng khám phá và mở rộng kiến thức của bạn và ứng dụng chúng trong bất cứ ngôn ngữ lập trình nào khác. Vì vậy, hãy dành thời gian của bạn ít nhất là 1 tuần để hiểu những khái niệm này.

4. Vượt qua những ‘rắc rối ban đầu’

AutoTC hoặc chương trình đầu tiên mà bạn viết có thể khó hiểu dù khả năng đọc code của bạn có tốt (nhất là sau một khoảng thời gian bạn không đụng đến nó). Điều này thực sự là nằng nề…Nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng, Hãy suy nghĩ về nó như thể bạn đang dịch manual TC sang một ngôn ngữ khác (không phải tiếng Anh đơn thuần).

5. Đừng để mình bị doạ nạt

Các bạn mới bắt đầu khi nhìn vào AutoTC hoặc chương trình và dễ dàng nghĩ rằng nó rất khó và cần nhiều kỹ thuật, bạn sẽ chẳng bào giờ hiểu được chúng. Đừng lo lắng khi bạn từng nghĩ như vậy, bởi vì nó là cảm giác rất tự nhiên.

Ví dụ, nếu bạn muốn nhập user name vào màn hình đăng nhập của Gmail. Đoạn VBScript bạn cần (khi dùng QTP) như sau

“Browser(“Gmail: Email from Google”).page(“Gmail: Email from Google”).WebEdit(“Email”).Set “swatiseela””

Như bạn thấy, chẳng có gì quá khác biệt khi bạn chạy TC thủ cổng. Điểm khác biệt là bạn phải chỉ cho công cụ kiểm thử tự động chỗ nào nó cần nhập giá trị vào mà thôi.

Vì TC được thực hiện bằng máy, bạn phải chắc chắn rằng chỉ dẫn của bạn (cho máy) là khả thi và không ngầm định (vì máy sẽ không hiểu bạn muốn ngầm định cái gì)

Thay vì chỉ nói là nhập giá trị, bản cần cung cấp chính xác đối tượng (object) ở trang cụ thể như tên của control được gán bởi DEV và giá trị bạn muốn nhập. Một khi bạn có thể nắm bắt bản dịch này, kiểm thử tự động quả là dễ dàng.

6. Học bằng cách quan sát (thấy tận mắt – thực tế)

Hãy thử tận tay, ray tận mặt. Hãy đưa ra 1 TC cụ thể và dùng công cụ tự động để thực hiện kiểm thử này. Bằng cách này bạn sẽ không phải lệ thuộc vào ai đó chỉ bảo, chia sẻ kiến thức về công cụ. Bạn đang làm quen từ từ với công cụ và IDE. Nó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cái gì hữu ích cho bạn, cái nào không

7. Tập tin trợ giúp (Help files)

Rất nhiều người trong chúng ta, tìm kiếm những hướng dẫn trực tuyến và các diễn đàn để bắt đầu. Trong khi bỏ quên tài liệu trợ giúp đi kèm với công cụ. Nó là kho báu lớn nhất của bạn. Nó có tất cả mọi thứ về chỉ dẫn mà công cụ có thể làm. Chắc chắn rằng điểm đến đầu tiên của bạn là HELP bất cứ khi nào bạn lạc đường.

8. Thực hành

Hãy kiên nhẫn với chính mình và thực hành viết mã thường xuyên. Hãy nhớ rằng kiểm thử là kiểm tra (verification) và xác nhận (validation). Vì vậy, hãy viết TC theo cách và tiêu chí mà ai cũng có thể xác định một cách rõ ràng là TC pass hay fail. Bạn không muốn một công cụ tự động chỉ để làm công việc nhập dữ liệu và để phân tích cho bạn. Hãy chắc chắn rằng chương trình của bạn sẽ có thể xác định rõ ràng và trình bày các kết quả như pass hay không.

9. Phấn đấu để có thể tốt hơn

Một khi bạn giải quyết vấn đề và viết một chương trình, nghĩ ra cách bạn có thể làm cho nó tốt hơn. Bạn có thể làm cho nó dễ đọc hơn? Bạn có thể đạt được kết quả trong ít dòng mã? Bạn có thể tái sử dụng một số thành phần? Bạn có thể tránh sử dụng nhiều biến như bạn đã làm? Bộ nhớ chương trình của bạn hiệu quả? Bạn có thể làm cho nó chạy nhanh hơn được? – Đây là một số trong những câu hỏi mà bạn cần phải giữ trong tâm trí và làm việc hướng tới.

10. Giữ một tâm trí cởi mở

Trong khi kiểm thử tự động là rất tốt, chúng ta phải chấp nhận rằng trong một số trường hợp, nó không phải là con đường để đi. Mục tiêu cuối cùng vẫn là kiểm thử phần mềm, tìm bug/lỗi càng sớm càng tốt cho dù chúng ta chọn kiểm thử tự động hay thủ công hay kết hợp cả hai.

Hy vọng bài viết này đã trả lời một số câu hỏi mà tất cả các bạn kỹ sư kiểm thử tự động có. Những điểm nào trong bài viết này bạn hoàn toàn đồng ý & không đồng tình?

Theo Swati Seela (VietnameseTestingBoard)