3 dấu hiệu cho biết nhân viên sắp nghỉ việc

Sau tết nguyên đán có lẽ là giai đoạn đau đầu nhất của các bạn nhân sự, trưởng nhóm… Giai đoạn nhạy cảm với nhiều tiềm ẩn về biến động về nhân sự. Nhân viên đang trong giai đoạn cân nhắc, xem xét những lựa chọn họ có, tiếp theo là họ sẽ hành động (nghỉ việc).

Tháng Giêng là tháng ăn chơi, đa phần nhân viên sẽ lười hơn bình thường, đặc biệt nếu họ cảm thấy bị mất động lực và thất vọng trong công việc. Không có gì tệ hơn là cảm thấy nản lòng. Ngồi ở bàn làm việc cả ngày, cảm thấy bị đánh giá thấp, công việc trì trệ làm cho một ngày của bạn kéo dài lê thê thật không thể tin được.

nghỉ việc

Nhân viên nghỉ việc vào thời điểm nhạy cảm này luôn là tin xấu đối với các bạn nhân sự, trưởng nhóm bới nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc, tinh thần của nhóm nói riêng,và của công ty nói chung.

3 dấu hiệu dưới đây giúp trưởng nhóm và các bạn nhân sự ít nhiều trong giai đoạn nhạy cảm này

Năng suất làm việc

Mỗi nhóm nên theo dõi năng suất làm việc của mình. Quan trọng hơn nữa là trưởng nhóm nên theo dõi năng suất làm việc của mỗi nhân viên. Điều này có thể được thực hiện bằng việc theo dõi báo cáo tuần cũng như những buổi thảo luận nhóm hằng tuần về dự án, thế mạnh của nhóm, những xung đột trong nhóm có thể có.

Khi ai đó đang tìm kiếm một công việc mới, về bản chất họ có xu hướng lơ là chểnh mảng vai trò hiện tại của họ, đó chỉ là tự nhiên. Nếu bạn thấy năng suất làm việc của một nhân viên nào đó giảm xuống một cách đáng kể, điều đó nói lên có gì đó không đúng ở đây.

Sự tiêu cực

Khi một ai đó không hạnh phúc trong công việc của mình, bạn thường có thể nhìn thấy nó hiện rõ trên khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thểcủa họ. Đây là một trong những dấu hiệu dễ dàng phát hiện – họ tiêu cực nhiều hơn bình thường? Họ phàn nàn thường xuyên hơn về khối lượng công việc? Họ không muốn tham gia vào bất kỳ dự án nào khác? Dấu hiệu này cho thấy đây là vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết càng sớm càng tốt.

Thiếu vắng các mối quan hệ xã giao ngoài công việc

Văn hóa công ty rất quan trọng trong việc đảm bảo môi trường làm việc mà ở đó nhân viên cảm thấy hạnh phúc, hài lòng. Nếu bạn nhận thấy một nhân viên né tránh các tương tác xã hội và không còn muốn tham gia với cộng đồng, đây có thể là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy họ đang nghĩ đến việc rời khỏi công ty. Họ ngại tiếp xúc ngoài công việc vì họ sợ rằng họ vô tình thừa nhận điều gì đó mà họ đang muốn né tránh (ví dụ như là tui ghét ông sếp tui quá nên tui nghỉ việc)

Quan sát những dấu hiệu cảnh báo này, bạn sẽ ít bị sốc khi cần nói chuyện với nhân viên sắp xin nghỉ việc. Điều quan trọng là phải luôn luôn đảm bảo nhân viên của bạn đang hạnh phúc, cảm thấy có động lực và có giá trị trong vai trò của họ. Nếu bạn không làm điều này, chiến lược giữ chân nhân tài của bạn cần phải tính toán lại một cách nghiêm túc!

VNTesters biên soạn từ LinkedIn