“Luộc bài” đã giúp tôi trở thành 1 QA
Chia sẻ của bạn Nguyễn Dương Hải về quá trình trở thành một QA chuyên nghiệp. Từ chỗ không biết QA là gì đến yêu nó và gắn bó với nó lúc nào không hay.
Nhìn lại bản thân
Trước tiên mình xin nói là mình chẳng tự hào gì về chuyện này :D. Nhưng sau 6 năm làm việc như 1 QA, mình muốn thẳng thắng nhìn lại bản thân mình. Rất nhiều người từng hỏi “Sao bạn học CNTT không làm Dev mà làm QA?”. Mình chưa bao giờ dám trả lời lý do thực sự vì sao mình lại chọn nghề này. Và mình thấy bây giờ là lúc thích hợp.
Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò
Lúc ở trường đại học, có những nhóm thường hay học theo kiểu chia nhau ra làm bài tập. Tức là mình sẽ làm đồ án của môn này, bạn tập trung làm đồ án của môn kia rồi chuyền tay nhau bài giải. Thầy cô cũng biết chuyện này, nên rất nghiêm trong việc xử phạt những đứa chép bài nhau. Mình nhớ có một môn “Lý thuyết đồ thị”, mình làm bài tập và share cho bạn. Cuối cùng cả 2 bị 0 điểm. Bạn mình copy “hiền” quá :(. Lúc ấy mình không thể fail môn đó được nên phải nói nó confirm với cô rằng nó chép bài mình rồi xin cô. Cuối cùng mình 9.5 nó thì vẫn 0 điểm. Nói chung mình là đồ HÈN!
“Luộc bài” cũng cần kỹ năng
Lúc mình chép bài của thằng khác, mình siêu cẩn thận. Thay vì những đứa khác, thường là mang về đổi tên hàm, tên class, mang hàm qua file khác rồi xong. Mình là vô coi thiệt kỹ luôn. Thiệt là mình dở lắm, học đại học mấy năm mà khả năng thích ứng ngôn ngữ mới của mình dở ẹt. Cái đồ án nào mà nói dùng kỹ thuật abc, xyz là mắt mình hoa lên. Còn nữa, project thời đại học mà, bạn mình đặt tên hàm, biến thì thôi rồi! Nhìn vô cái tên mà nhiều lúc nghĩ “Cái này làm cái quái gì vậy??”. Nhìn vô code thôi nhiều lúc cũng thua luôn!
Để bù đắp cho vụ đó, mình mở source code của bạn lên xong rồi DEBUG. Mình input giá trị cho 1 hàm rồi xong debug từng dòng một. Coi tất cả value của những biến trong đó, để coi coi là cái hàm này thực ra là nó làm cái quỷ gì. Rồi xem coi kết thúc hàm này thì nó đi tới hàm nào. Tốn time dã man nhưng mà mình toàn học bằng kiểu đó. Không có project của bạn lúc đầu chắc mình chẳng bao giờ biết làm gì hết. Riết rồi, cái nó viết nhiều khi nó không hiểu nó viết cái gì nhưng mà mình thì hiểu =)).
Dấu ấn riêng trong code
Rồi, sau khi hiểu rồi thì mình bắt đầu đến màn “cooking” :D. Lúc đầu thì theo kiểu là nó viết kiểu “For” thì mình viết lại thành “While”, tên biến tên hàm cũng đổi. Rồi mình cũng cố gắng thu ngắn code của nó lại. Nhờ lúc debug, thì nếu mình có tìm thấy lỗi, thì 2 đứa cùng sửa. Cái quan trọng là, mình đọc rất kỹ đề bài của cô và nghĩ ra rất nhiều input, nên cái code của mình sau khi sửa, nhiều khi nhìn “chuối” hơn ( gượng ép đổi code style) nhưng mà nó cover nhiều case hơn. Mình nhớ hồi đó làm toàn bằng If, Else, code như 1 cái nùi giẻ trong đó @@! Cuối cùng thì, cái bài đó gốc là của bạn mình nhưng mà qua tay mình nó có hình ảnh của mình trong đó :).
Hướng đến tương lai
Đến khi mình ra trường, mình tự nhìn lại mình: Khả năng học ngôn ngữ kém, coding style kém, kiến thức xây dựng hệ thống gần như là 0, nhưng mình có tư duy logic rất chi tiết và khả năng tìm lỗi / Case chưa cover rất cao. Sau khi học course về Testing trong trường mình có cảm giác là mình sẽ phù hợp và mình xinh việc làm intern tester rồi trở thành QA như bây giờ :).
Cảm ơn bạn vì bạn đã chịu khó nghe câu chuyện của mình đến lúc này :). Qua câu chuyện này, mình muốn nói với bạn rằng, bạn tập trung làm việc gì thì cuối cùng bạn sẽ được trả lại bằng 1 skill tương ứng, và học CNTT không có nghĩa là bạn chỉ có con đường làm Developer. Hãy tự mình tìm con đường mình thích và cố gắng đạt được nó các bạn nha!