Nghề kiểm thử phần mềm

Tester (kỹ sư kiểm thử phần mềm) những người kiểm tra phần mềm, ứng dụng trước khi nó có mặt trên thị trường. Tester (giỏi) hiện đang rất khan hiếm khi lượng Developer đã quá nhiều trong khi Tester thì lại quá ít. Cùng VNTesters tìm hiều về nghề kiểm thử phần mềm xem có gì thú vị nhé.

Tester làm gì hằng ngày?

Tùy vào dự án, giai đoạn và loại Testing (Manual hay Automation) mà mà công việc của từng Tester sẽ khác nhau.

Manual Tester làm gì?

  • Nhận & phân tích yêu cầu từ tài liệu do lead cung cấp, từ khách hàng hoặc trải nghiệm với sản phẩm mình đang/sẽ test.
  • Thiết kế Test Case từ yêu cầu (bước trên)
  • Ôm đám Test Case ở trên chạy miệt mài mỗi khi có build mới.
  • Report bug.

Chú nào khá khá thì được giao kèm cặp mấy bé mới, review kết quả kiểm thử, phụ lead soạn report…và họp hành, ăn chơi, happy hour các kiểu.

Automated Tester làm gì?

Nói giống như trên (Manual Tester), dùng tool thay vì dùng tay thì hơi kỳ nhưng cũng na ná thế thiệt

  • Ôm đám Test Case do mấy chú Manual Tester viết rồi cứ thế mà automate thôi.
  • Phân tích yêu cầu khách hàng và viết Test Case nếu chưa có Manual Test Case. Trường hợp này là khoẻ nhất, mình hiểu cái mình làm. Khỏi phải chửi…sao nó design đần thế (cái này vui thôi nhưng cũng có xảy ra)
  • Khi có build thì bấm nút cho script chạy rồi đi uống cafe hay đi đâu đó tám. Khi quay về thấy xanh lè (script chạy pass hết) coi như ngon lành cành đào. Nếu thấy đủ màu xanh đỏ tím vàng thì tự hiểu rồi. Ngồi debug và làm sao cho nó chạy hết thì thôi. Xong rồi thì qua giúp bạn debug phụ.
  • Report bug.

Bác Đảm có bài viết Học gì để trở thành Automation Tester? khá chi tiết. Có lộ trình, tài liệu các thể loại. Anh chị em nào muốn trở thành Automation Tester (lương thường cao hơn Manual Tester nhé) thì tham khảo và cho ý kiến đóng góp bổ xung nhé.

Tester vs QC vs QA?

Với thực tế loạn chức danh cho Tester, các bạn có thể dễ đoán được sự nhầm lẫn “ủa, như nhau cả mà”. Cả 3 hoàn toàn khác nhau:

  • Tester: xài, kiểm tra ứng dụng/phần mềm, tìm lỗi, báo cáo lỗi, làm việc độc lập với team QC và QA.
  • QA/QC các bạn chịu khó đọc lại bài này nhé.

Mức lương của Tester?

Mục này chắc “không quan trọng” nên bỏ qua viết ngắn ngọn nhé. Từ 15 củ trở lên cho người đã có kinh nghiệm. Nếu biết chém gió bằng ngoại ngữ (tiếng Nhật, tiếng Anh…) thì lương có thể lên đến 25 củ so với người cùng cấp độ. Nếu có kinh nghiệm, chém gió tốt, biết automation, framework, api testing (đang hot), leadership, project management, people management…thì khó nói lương bao nhiêu lắm. Các bạn có thể sẽ được bốc hốt đi onsite, lương tính bằng USD…nói chung sống là phải có ước mơ 😀

Nhận tiện, các bạn có thể tham khảo khảo sát lương Tester 2015, 2016.

Kỹ năng và kiến thức cần cho một Tester:

Kiến thức cho Tester, tuỳ theo level. Nói có vẻ thừa quá, thôi các bác đọc giúp em bài này (coi mình ở cấp độ nào thì học/đọc thêm phần đó nếu chưa biết)

Về kỹ năng, phần này sẽ chém gió hơi mạnh tay một chút nhé

  • Phải biết chém gió. Tại sao? Okay, đọc xong bài này sẽ hiểu.
  • Kỹ năng giao tiếp. Phải biết chém gió với Developer cho khéo, cương nhu đúng chỗ.
  • Học nhanh và phải diễn đạt tốt (presentation)…nói tới nói lui cái gì cũng dính đến chém gió (giao tiếp)

Bác Sang Bùi có mấy bài về kỹ năng giao tiếp hay lắm, đặt một câu hỏi hay và “Muốn biết phải hỏi” có còn đúng?

Bác Thành Huỳnh thì quá nổi tiếng với Các đặc điểm của một kỹ sư kiểm thử giỏi (phần 1, phần 2, phần cuối)

Lời kết

Con đường sự nghiệp của một Tester có thể bắt đầu với chức danh chuyên viên kiểm thử phần mềm, rồi đến Test Leader, Test Manager hay (Testing) Project Manager và Test Director.

Comment ngay bên dưới đây nếu bạn có nhận xét hay ý kiến nhé. Rất hoan nghênh.