Ngôn ngữ cơ thể – Những dấu hiệu của sự phòng thủ
Ở phần 1 của bài “Sự hiểu biết về giao tiếp bằng ngôn ngữ của cơ thể” mình đã giới thiệu “ấn tượng đầu tiên và sự tự tin” thông qua việc đọc ngôn ngữ cơ thể. Như đã biết, chúng ta có thể giám sát ngôn ngữ cơ thể của riêng mình để đảm bảo rằng các thông điệp bạn đang truyền đạt hiệu quả nhất. Trong bài này, mình sẽ chỉ cho các bạn cách nhận biết các giấu hiệu và mẹo khi phải đối mặt với người đang có cảm giác cần phòng thủ, co mình vô trong vỏ ốc của riêng họ.
Hãy nghĩ về thời gian khi bạn đang ở trong một cuộc họp khó khăn – có lẽ là một buổi họp về đánh giá năng lực làm việc (performance review) hoặc một đàm phán thời hạn, trách nhiệm hoặc hợp đồng. Trong trường hợp lý tưởng, cả bạn và người đối diện lắng nghe, tiếp thu những gì khác nói, để cuộc họp thành công.
Tuy nhiên, thường thì người đối diện phòng thủ và không thực sự lắng nghe. Nếu điều này xảy ra trong một cuộc họp, và điều quan trọng để bạn có thể truyền đạt cho đồng nghiệp của bạn rằng người đó cần phải thay đổi hành vi nhất định, bạn thực sự muốn họ cởi mở và tiếp thu, lắng nghe để họ hiểu những gì bạn đang nói.
Vậy làm thế nào bạn có thể nói một cách hiệu quả khi mà thông điệp bạn đang muốn truyền tải đang rơi vào “lỗ tai điếc”?
Một số dấu hiệu phổ biến để nhận biết có phải người bạn đang nói chuyện cảm thấy phòng thủ:
- Tay / cánh tay di chuyển nhẹ và gần với cơ thể của họ.
- Nét mặt.
- Cơ thể hơi nghiêng quay lưng lại với bạn.
- Cánh tay bắt chéo trước cơ thể hay còn gọi là khoanh tay.
- Ánh mắt họ ít nhìn bạn khi nói chuyện, hoặc là nhìn xuống.
Bằng cách quan sát các dấu hiệu này, bạn có thể thay đổi cách nói hoặc làm theo cách riêng của bạn để giúp người khác trở nên thoải mái hơn, và lắng nghe những gì bạn đang nói.
Tương tự, nếu bạn cảm thấy phần nào phòng thủ ở một tình huống đàm phán, bạn có thể giám sát ngôn ngữ cơ thể của riêng bạn để đảm bảo rằng các thông điệp bạn đang lắng nghe và hiểu là những gì người đối diện thực sự đang truyền đạt.